CAM KẾT CỦA NHÀ TÂM LÝ

 

1. Cam kết

Nhà tâm lý phải nắm vững những kiến thức lý thuyết ở trường đại học và tiếp tục theo học các chương trình đào tạo bổ sung. Nhiệm vụ của họ là chữa trị cho những người gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần.

Dựa vào chuyên ngành đào tạo và kinh nghiệm bản thân, mỗi một nhà tâm lý định ra những giới hạn riêng và những giới hạn trong phạm vi hoạt động của họ. Nhà tâm lý tiến hành công việc phù hợp với năng lực của mình và từ chối mọi can thiệp khi nhận thấy mình không đủ năng lực tham gia.

 

2. Nghĩa vụ về sự trung lập và không đánh giá.

Nhà tâm lý tôn trọng thân chủ và chấp nhận họ như vốn có, không đánh giá thân chủ theo các tiêu chí về đạo đức, xã hội, dân tộc hay tôn giáo.

 

3. Bảo Mật nghiệp vụ.

Nhà tâm lý giữ kín các thông tin về đời sống riêng tư của thân chủ, tôn trọng tuyệt đối những bí mật nghề nghiệp.

Tất cả những gì được nói ra trong quá trình tư vấn tâm lý sẽ được giữ bí mật tuyệt đối và không bị để lọt ra ngoài. Các thông tin được giữ kín bao gồm: thông tin cá nhân của thân chủ cũng như các công cụ làm việc (hồ sơ thân chủ, kết quả kiểm tra và các tài liệu khác như chỉ định của bác sĩ, thư, giấy chứng nhận,….)

Khi những dữ liệu này được sử dụng vì mục đích giảng dạy hay nghiên cứu, chúng được xử lý một cách hệ thống và tôn trọng tuyệt đối tính khuyết danh, bằng cách hủy bỏ tất cả các yếu tố cho phép trong trực tiếp hoặc gián tiếp nhận dạng những người có liên quan.

 

4. Trách Nhiệm.

Trong khuôn khổ thẩm quyền nghề nghiệp, nhà tâm lý quyết định sự lựa chọn, áp dụng các phương pháp và kĩ thuật tâm lý để chữa trị cho thân chủ. Mọi can thiệp của nhà tâm lý đều phải phù hợp với quy chế hành nghề cũng như pháp luật Việt Nam hiện hành.

 

5. Theo Dõi Thân Chủ.

Trong trường hợp không thể tiếp tục điều trị cho thân chủ, nhà tâm lý phải tìm các biện pháp thích hợp để đảm bảo việc trị liệu vẫn được đồng nghiệp khác tiếp tục đảm nhiệm, với sự đồng ý của những người có liên quan, với điều kiện sự can thiệp mới này có căn cứ phù hợp với quy chế hành nghề.

 

6. Bắt Buộc Về Mặt phương pháp.

Nhà tâm lý bị bắt buộc phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật tốt chứ không bị buộc phải đảm bảo trị liệu khỏi cho thân chủ. Nhà tâm lý là người duy nhất chịu trách nhiệm về những kết luận của mình. Nhà tâm lý dựa vào việc sử dụng các phương pháp và và các công cụ để đưa tài liệu các mẫu giấy tờ của nhà tâm lý học lâm sàng.

Ra các kết luận và có thể trình bày những kết luận của mình với những người nghe một cách phù hợp.

 

7. Chất Lượng Khoa Học.

Nhà tâm lý dựa vào cách thức can thiệp nào thì phải giải thích hợp lý các cơ sở lý thuyết của cách thức đó và cấu trúc đó. Tất cả mọi đánh giá hoặc kết quả thu được có thể sẽ được thảo luận giữa những nhà chuyên môn.

 

8. Nghĩa Vụ Trình Báo.

Theo luật không trợ giúp những người đang gặp nguy hiểm, nhà tâm lý bắt buộc phải báo với cơ quan có thẩm quyền tất cả những tình huống gây nguy hiểm đến sự vẹn toàn của con người.

Trong trường hợp đặc biệt, khi thông tin cần bảo mật liên quan đến tình huống có khả năng nguy hại đến thân chủ hay một người thứ ba, nhà tâm lý cần đánh giá một cách có ý thức về cách thức tiến hành, dựa trên những quy định hợp pháp về bí mật nghề nghiệp để hỗ trợ người gặp nguy hiểm. Bằng cách giấu tên thân chủ, nhà tâm lý có thể đưa ra quyết định của mình đồng thời tham khảo ý kiến của những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm.

 

9. Độc Lập Trong Công Việc.

Nhà tâm lý phải tách ra khỏi ảnh hưởng (áp lực , cấp bậc , v.v.) để có được sự độc lập và khách quan cần thiết khi hành nghề.

Nhà tâm lý không sử dụng vị trí của mình vào mục đích cá nhân.

Nhầ tâm lý không đáp ứng những yêu cầu của người thứ ba nhằm trục lợi bất chính hay phi đạo đức, hoặc của người có những hành động lạm dụng quyền lực vì lợi ích riêng.

Nhà tâm lý không được dựa vào những chức vụ của mình để bảo lãnh cho một hành vi phạm pháp, và chức danh của họ không cho phép họ được miễn các nghĩa vụ theo luật chung.

Nhà tâm lý không chuẩn đoán hoặc chữa trị cho những người mà họ có quan hệ cá nhân.

Nhà tâm lý không thể nhận tiền hoặc quà tặng ngoài khoản tiền chính thức mà thân chủ phải trả cho lần tư vấn.

Nhà tâm lý không thể hẹn gặp thân chủ ngoài không gian trị liệu.

Tất cả những cuộc tiếp xúc đối thoại và giao tiếp giữa thân chủ và nhà tâm lý chỉ phục vụ cho công việc trị liệu.

 

10. Nghĩa vụ thông báo.

Nhà tâm lý phải có thông báo cho thân chủ những thể thức, mục tiêu và giới hạn của công việc trước khi có bất cứ can thiệp nào. Nhà tâm lý chỉ bắt đầu công việc khi có sự chấp thuận cụ thể của thân chủ.

 

11.  Làm Việc Với Trẻ Em Và trẻ Vị thành Niên.

Nhà tâm lý có thể tiếp nhận trẻ vị thành niên khi có yêu cầu. khi việc tư vấn cho trẻ vị thành niên do một người thứ ba yêu cầu, nhà tâm lý yêu cầu sự chấp thuận cụ thể của trẻ cũng như sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ.

 

12. Về Cở Sở Vật Chất.

Công việc liên quan đến tâm lý và trị liệu tâm lý phải được tiến hành trong văn phòng được sắp xếp đặc biệt, có các thiết bị kỹ thuật phù hợp. việc lưu giữ các thông tin liên quan đến thân chủ phải được đảm bảo nhằm tôn trọng tính khuyết danh của thân chủ và tính bí mật của dữ liệu.

trong một số trường hợp ngoại lệ , việc trị liệu có thể diễn ra bên ngoài trị liệu. Trong trường hợp này, nhà tâm lý phải thông báo điều đó cho thân chủ để có được sự đồng ý của họ.

Tham vấn tâm lý khác