CÁC CÔNG CỤ/ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH

 

Để đánh giá các lĩnh vực trí tuệ và hành vi cảm xúc của trẻ để có thể tư vấn phát triển một cách chính xác. Chúng tôi sử dụng các bộ công cụ/ trắc nghiệm tâm lý chuẩn mực trên thế giới, được thích nghi trong bối cảnh văn hoá Việt Nam, có độ tin cậy và độ hiệu lực cao. Các chuyên viên đánh giá phải là các nhà tâm lý lâm sàng đạt được trình độ thạc sĩ, được giám sát chuyên môn và được cấp chứng chỉ đủ năng lực đánh giá các bộ công cụ/ trắc nghiệm tâm lý của chương trình.

Chúng tôi cho rằng, việc nhận định và diễn giải các đặc trưng tâm lý, nhất là trí tuệ và hành vi cảm xúc của trẻ là một việc hệ trọng, do đó công cụ đánh giá (trắc nghiệm tâm lý) và người đánh giá phải đặc biệt quan trọng.

 

1. Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Wechsler cho trẻ em Việt Nam – WISC-IV – VN (Wechsler Intelligence Scale for Children- WISC - VN).

a. Nền tảng lý thuyết xây dựng trắc nghiệm

Trắc nghiệm WISC được xây dựng dựa trên mô hình trí tuệ của R. Cattell với các thành phần trí tuệ (năng lực) như sau:

- Trí tuệ lỏng (Fluid intelligence – GF) là năng lực sử dụng các thao tác tinh thần để giải quyết vấn đề mới chưa từng có trong kinh nghiệm và chưa thành hành động tự dộng hóa. GF liên quan đến những thao tác tinh thàn bao gồm việc nhận diện khái niệm, khuôn mẫu những quan hệ, tái cấu trúc thông tin. Khả năng tư duy diễn dịch và quy nạp là những chỉ báo quan trọng của Trí tuệ Lỏng.

- Trí tuệ kết tinh (Crystallized Intelligence – GC) là vốn kiến thức cá nhân thu được cùng với sự phát triển các khái niệm ngôn ngữ để tư duy. Trí tuệ kết tinh đồng nghĩa với kinh nghiệm sống của cá nhân thông qua con đường tiếp nhận hằng ngày.

- Trí nhớ ngắn hạn (Short – term memory – GSM) là năng lực lưu trữ, ghi nhớ thông tin ngay say khi tình huống xảy ra. Chẳng hạn như hoạt động ghi nhớ dãy số ngay sau khi lắng nghe, ghi nhớ biển số xe hoặc ghi nhớ tên người khác.

- Tốc độ xử lý (Processing Speed – Gs): Năng lực này cho phép đối tượng thực hiện các thao tác tinh thần một cách trôi chảy dưới áp lực thời gian, điều đó đòi hỏi tập trung chú ý cao và phối hợp các năng lực để thực hiện hoạt động.

b. Những chỉ số thành phần trí tuệ (IQ) theo trắc nghiệm WISC

Sơ đồ mô tả các chỉ số thành phần trí tuệ IQ

Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ (IQ) WISC-IV hoàn chỉnh sẽ đo lường 4 lĩnh vực nhận thức:

- Các tiểu trắc nghiệm chỉ số tư duy ngôn ngữ (VCI): Phản ánh khả năng hiểu ngôn ngữ, cách vận dụng những kỹ năng ngôn ngữ và những thông tin đã học được vào giải quyết vấn đề mới, năng lực xử lý thông tin bằng ngôn ngữ, năng lực tư duy bằng từ.

· Tìm sự tương đồng (SI): Đo lường khả năng suy luận ngôn ngữ và việc hình thành khái niệm đó. Kiểm tra khả năng hiểu lời nói, trí nhớ, sự phân biệt giữa những yếu tố cơ bản và yếu tố phụ và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Tiểu trắc nghiệm này yêu cầu trẻ xác định sự tương đồng giữa 2 từ khác biệt bề ngoài. Ví dụ: “Đỏ và Xanh giống nhau như thế nào?”.

· Từ vựng (VC): Đo lường kiến thức và khả năng hiểu khái niệm của trẻ. Đối với những mục hình ảnh yêu cầu trẻ phân biệt và gọi tên. Đối với mục lắng nghe người làm test hỏi yêu cầu trẻ phải giải thích nghĩa và đồng thời đo được cách thức diễn đạt lời nói. Ví dụ: “Cổ xưa là gì?”.

· Hiểu biết (CO): Đo lường khả năng suy luận ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ, khái quát và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ. Mục đích trẻ phải hiểu những quy tắc ứng xử và xử lý tình huống trong những bối cảnh.

- Các tiểu trắc nghiệm thuộc lĩnh vực tư duy tri giác (PRI): Đánh giá năng lực suy luận bằng tri giác, năng lực định hình các khái niệm trừu tượng và những mối quan hệ mà không sử dụng ngôn ngữ, năng lực tách các khối hình ra khỏi nền và biến đổi chúng một cách nhuần nhuyễn, khả năng phối hợp tri giác bận động và một phần phản ánh tốc độ nhận thức, năng lực tự kiểm soát.

· Xếp khối (BD): Đo lường khả năng phân tích và tổng hợp thông tin trừu tượng bằng hình ảnh. Tiểu trắc nghiệm này yêu cầu trẻ hình vào mô hình và hình ảnh sau đó sử dụng khối lục giác Trắng và Đỏ tạo lại mô hình trong giới hạn thời gian.

· Nhận diện khái niệm (Pcn): Đo lường khả năng trừu tượng và phân loại hợp lý. Trẻ sẽ xem 2-3 hàng tranh khác nhau sau đó sẽ phải chọn lựa những tranh có mối liên quan và đặc điểm chung với nhau.

· Tư duy ma trận (MR): Đo lường trí tuệ lỏng và đánh giá một cách hợp lý trs tuệ phi ngôn ngữ nói chung. Tiểu trắc nghiệm yêu cầu trẻ sẽ lựa chọn 1 hình ảnh phù hợp logic để hoàn thành ma trận.

- Các tiểu trắc nghiêm thuộc lĩnh vực Trí nhớ công việc (WMI): Năng lực ghi nhớ ngắn hạn các ký tự ngẫu nhiên, năng lực về số học và mã hóa, năng lực xử lý thông tin thính giác, năng lực kiểm soát xung động được phản ánh qua hệ số.

· Nhớ dãy số (DS): Đo lường khả năng ghi nhớ âm thanh, sắp xếp thứ tự, chú ý và tập trung. Bao gồm 2 tiểu test: nhớ dãy số xuôi và nhớ dãy số ngược.

· Nhớ chuỗi số - chữ cái theo thứ tự (LN): Đo lường khoảng liên tục, tập trung, trí nhớ âm thanh ngắn hạn, khả năng hình dung mặt không gian và tốc độ xử lý. Ví dụ “9 – 4 – 5 -6 – A – H – J- G

- Các tiểu trắc nghiệm thuộc lĩnh vực tốc độ xử lý (PSI): Phản ánh năng lực phân biệt các hình ảnh thị giác, tốc độ vận hành của tâm trí để xử lý thông tin, tốc độ kết hợp Thị giác - Vận động, trí nhớ hình ảnh ngắn hạn, độ linh hoạt của nhận thứ cvà năng lực tự kiểm soát

· Mã hóa (CD): Đo lường trí nhớ ngắn hạn, khả năng học, tri giác không gian, định hướng vận động, kahr năng mềm dẻo của nhận thức. Trẻ pahri sap chép lại các biểu tượng tương ứng với các hình đơn giản và số.

· Tìm biểu tượng (SS): Đo lường tốc độ xử lý, trí nhớ hình ảnh ngắn hạn, định hướng hình ảnh vận động, sự mềm dẻo của nhận thức, phân biệt hình ảnh, và tập trung. Trẻ sẽ quan sát nhóm ký tự và tìm ký tự tương đồng trong khoảng thời gian nhất định.

 

2. Trắc nghiệm đánh giá cảm xúc hành vi của ASEBA dành cho lứa tuổi học đường (Achenback System of Emperically Based Assessment)

ASEBA được phác thảo liên quan đến nghiên cứu phát triển của bệnh lý tâm thần trong ấn bản đầu tiên và thứ hai của cuốn sách Tâm lý học phát triển (Achenbach, 1974, 1982).

Dựa trên khuôn khổ được trình bày trong Tâm thần học Phát triển, Hướng dẫn CBCL đầu tiên được xuất bản vào năm 1983 với sự cộng tác của Tiến sĩ Craig Edelbrock, người lúc đó là Phó Giáo sư Tâm thần học tại Trường Y Đại học Massachusetts. Tiếp theo là Sổ tay hướng dẫn CBCL là Hướng dẫn sử dụng Mẫu Báo cáo của Giáo viên (TRF; Achenbach & Edelbrock, 1986) và Bản tự báo cáo của Thanh niên (YSR; Achenbach & Edelbrock, 1987). Sách hướng dẫn đầu tiên cho phiên bản mầm non của CBCL được xuất bản bởi Achenbach vào năm 1992.

Ở Việt Nam, thang đo này đã được các cán bộ của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội thích nghi để sử dụng trên đối tượng trẻ Việt Nam. Bảng hỏi gồm 112 các biểu hiện hành vi cảm xúc thường gặp ở trẻ được cha mẹ trẻ khai báo. Các câu hỏi được tính toán chia làm 3 thang đo năng lực: (1) Hoạt động; (2) Kỹ năng xã hội; (3) Trường học; 8 thang đo lâm sàng theo quan điểm Achenbach (a) Thu mình; (b) Lo âu, trầm cảm; (c) phàn nàn cơ thể; (d) Vấn đề xã hội; (e) Vấn đề tư duy; (f) Vấn đề chú ý; (g) Hành vi sai phạm và (h) Hành vi xâm khích; 6 thang đo lâm sàng theo định hướng DSM-IV là (i) Vấn đề cảm xúc; (ii) Lo âu; (iii) Rối loạn dạng cơ thể; (iv) Tăng động giảm chú ý; (v) Hành vi chống đối; (vi) Rối loạn hành vi.

Điểm thang lâm sàng cũng được tính theo hệ số điểm T với điểm trung bình chung trong dân số là 50 và độ lệch chuẩn là 10. Tuy nhiên, ngược với thang năng lực những thang đo hành vi cảm xúc có điểm chuẩn T từ 50 – 59 được xem như là trong giới hạn bình thường. Những thang đo hành vi cảm xúc có điểm chuẩn T từ 60 – 69 được xem như là trong mức ranh giới (hay còn gọi là mức nguy cơ). Những thang đo hành vi cảm xúc có điểm chuẩn T từ 70 điểm trở lên được xem có vấn đề (hay còn gọi là mức rối loạn).

Sơ đồ mô tả các chỉ số thành phần của thang ASEBA

 

3. Những nguyên tắc thực hiện trắc nghiệm cơ bản

- Việc thực hiện trắc nghiệm/ thang và diễn giải kết quả chỉ được thực hiện bởi các nhà tâm lý được đào tạo ít nhất ở trình độ cử nhân ngành Tâm lý học, đồng thời phải được đào tạo đủ năng lực (hoàn thành chương trình đào tạo và giảm sát để thực hiện trắc nghiệm WISC-4 là 101 giờ), và được cấp phép/ chứng nhận đủ năng lực bởi đối tác của Peason (Hoa Kỳ).

- Việc thực hiện trắc nghiệm với trẻ phải trong không gian yên tĩnh, bảo mật, tránh việc các trẻ ảnh hưởng qua lại dẫn tới nhiểu thông tin. Trẻ chỉ được thực hiện trắc nghiệm/ thang đo 1 lần trong vòng 1 năm và không tiến hành lại khi chưa đủ 1 năm sau khi đánh giá.

- Việc đánh giá và diễn giải, kết quả phải được bảo mật thông tin, không được phép chia sẻ với bất cứ ai hoặc các kênh thông tin đại chúng.

- Trong quá trình đánh giá và trao đổi kết quả cần thiết phải có sự tham gia của cha mẹ.

 

4. Quy trình thực hiện đánh giá

a. Quy trình thực hiện đánh giá

 

4.2 Quy trình hợp tác tiếp nhận hồ sơ.

 

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: 

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức

- Địa chỉ: Lô BN2-LK24, đường N1, Khu dân cư D2D, KP7, P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa, Đồng Nai

- Điện thoại: 025.13685676 (Hành chính) – 088.8064266 (Hotline)

- Email : hoangduccenter@gmail.com

 

 

Đánh giá trí tuệ khác