Những biểu hiện hành vi thách thức, chống đối thường gặp trong gia đình

Đã từ lâu, nhận thức mang tính quy ước về nguyên nhân gây ra hành vi thách thức ở trẻ là: Ở một giai đoạn nào đó, trẻ có hành vi thách thức học được rằng, việc chúng khóc lóc, chửi thề, la hét, ném phá đồ đạc,..có thể khiến trẻ được chú ý hoặc bắt ép được ba mẹ phải chịu thua. Hệ luận của niềm tin này đó là hành vi thách thức được lên kế hoạch, có chủ ý, có mục đích và trẻ hoàn toàn kiểm soát nó một cách có ý thức.

(Ảnh minh họa)

Những hành vi thách thức, chống đối thưởng được biểu hiện chủ yếu ở gia đình với những hành vi như:

- Thường hay tranh luận với người lớn, mất bình tĩnh, tức giận, bực bội, và dễ bị khó chịu bởi những người khác.

- Trẻ thường xuyên bất chấp yêu cầu hoặc các quy định của người lớn và cố tình làm phiền người khác.

- Trẻ có xu hướng đổ lỗi cho những người khác về những sai lầm của mình và có những hành vi sai trái.

- Hay tranh cãi quá mức với người lớn, đặc biệt là những người có quyền và gần gũi với trẻ, chẳng hạn như bố mẹ;

- Dễ thất vọng;

- Tìm cách đổ lỗi cho người khác về tai nạn hoặc hành vi xấu do mình gây ra;

- Đổ lỗi cho người khác vì những sai lầm của mình.

Những nguyên tắc ba mẹ cần lưu ý áp dụng khi trẻ có hành vi thách thức, chống đối:

1. Dành cho trẻ nhiều sự chú ý tích cực khi trẻ có hành vi tốt và loại bỏ mọi sự chú ý đối với hành vi thách thức, như thế sẽ giảm bớt khả năng trẻ tìm kiếm sự chú ý bằng cách thể hiện hành vi thiếu phù hợp.

2. Ba mẹ cần đưa ra những mệnh lệnh rõ ràng, giảm bớt các mệnh lệnh không cần thiết.

3. Dạy cho con trẻ hiểu tuân thủ những mệnh lệnh của ba mẹ là điều cần thiết, bắt buộc phải làm và thực hiện một cách khẩn trương bởi vì ba mẹ chỉ nhắc một lần hay hai lần thôi.

4. Dạy cho trẻ hiểu ba mẹ sẽ không bao giờ nhượng bộ hành vi thách thức

5. Duy trì một hệ thống tích lũy và lưu hành như điểm thưởng, tem dán, phiếu, mặt cười và những hình thức tương tự như thế) để theo dõi việc thực hiện những hành vi được đề ra cụ thể của trẻ.

6. Phổ biến những hệ quả do người lớn đưa ra dưới dạng khen thưởng (đồ chơi, tiền tiêu vặt,..hoặc các đặc quyền khác), đánh mất sự quan tâm (dưới dạng phạt time-out) và các hình phạt khác tùy thuộc vào việc trẻ thể hiện thành công hay thất bại.

(Ảnh minh họa)

Các cách thức giải quyết nhằm điều chỉnh hành vi này cần có sự phối hợp một cách linh hoạt và được xem là nền móng quan trọng trong việc giáo dục con cái hiệu quả. Xác định trẻ nên và không nên cư xử thế nào, đặt kỳ vọng và theo đuổi một cách kiên định những hành vi đúng đắn và cho trẻ động lực để thể hiện hành vi như thế.

Ngoài ra, ba mẹ cần được tham khảo ý kiến của các chuyên gia tâm lý để kiểm soát và tương tác với con mình tốt hơn, cũng như có thể đối phó phù hợp với các hành vi của trẻ. Bố mẹ và bé cũng nên tham gia các nhóm hỗ trợ xã hội để củng nhau chia sẻ cảm xúc và kinh nghiệm. Việc thống nhất cách ứng xử, quản lý hành vi của trẻ cần được quan tâm một cách nhất quán. Cha mẹ nên có thời gian với trẻ và quan tâm trọn vẹn đến cảm xúc của trẻ, tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng của trẻ để giúp trẻ phát triển tối ưu nhất theo khả năng của chính trẻ. Không nên áp đặt và mong đợi quá mức hay phê bình chỉ trích khi trẻ không thành công, điều này làm cho trẻ ấm ức, tự ti, mặc cảm, và có thể góp phần vào việc gia tăng sự chống đối ở trẻ.

Công Bình

Tin hoạt động khác