Sáng ngày 27/05/2022, Hoàng Đức đã tham dự hội nghị triển khai dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam - hợp phần tại tỉnh Tây Ninh”. Tại buổi hội nghị, đại diện của Hoàng Đức đã trình bày các hoạt động của gói thầu “Cung cấp dịch vụ can thiệp và hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và người thân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh" với 3 giai đoạn triển khai.

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức tham dự hội nghị triển khai dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam - hợp phần tại tỉnh Tây Ninh
Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức tham dự hội nghị triển khai dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam - hợp phần tại tỉnh Tây Ninh.

Hội nghị dưới sự đồng chủ trì của Ban quản lý dự án Trung ương - Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET), thuộc Bộ Quốc phòng, cùng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh.


Ông Nguyễn Quốc Hùng - Đại diện Ban quản lý dự án Trung ương, Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) phát biểu chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có sự hiện diện của các Sở/Ban ngành/Đơn vị/Tổ chức có liên quan ở tỉnh Tây Ninh, cùng nhà thầu quản lý là Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), với các nhà thầu thực hiện dự án gồm Hoàng Đức Education Group cùng bốn đơn vị phối hợp khác: Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV), Tổ chức Hỗ trợ người Khuyết tật Việt Nam (VNAH), Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth), Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD).

Bà Trần Thị Lan, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh phát biểu chủ trì Hội nghị.

Ông Đỗ Hồng Sơn, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh phát biểu chủ trì Hội nghị.

Tại hội nghị, ThS. Nguyễn Công Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức đại diện cho Hoàng Đức Education Group báo cáo về kế hoạch thực hiện dự án mà Hoàng Đức chuẩn bị triển khai, được mang tên “Dự án cung cấp dịch vụ can thiệp và hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và người thân trong gia đình trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. Với thời gian là 06 tháng thực hiện (Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022, mở rộng đến hết năm 2025), mục đích của dự án hướng đến:

         - Một là, khảo sát thực trạng sức khoẻ tinh thần của người khuyết tật và người thân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để đề xuất giải pháp/ mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ và can thiệp tâm lý phù hợp với đặc điểm địa phương;
         - Hai là, xây dựng và triển khai mô cung cấp các dịch vụ vụ phát hiện sớm và cung cấp can thiệp tâm lý giải quyết vấn đề sức khoẻ tâm thần dành cho người khuyết tật và người thân của họ tại tỉnh Tây Ninh;
         - Ba là, hướng đến đa dạng các hoạt động phục hồi chức năng, với sự kết hợp đa ngành nhằm giúp cải thiện và nâng cao chất lượng sống của người khuyết tật và người thân của họ.


ThS. Nguyễn Công Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức đại diện cho Hoàng Đức Education Group báo cáo về kế hoạch thực hiện dự án mà Hoàng Đức chuẩn bị triển khai.

Đối tượng thụ hưởng của dự án mà Hoàng Đức Education Group thực hiện là 1000 người khuyết tật và người thân của họ. Trong đó, Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức là đơn vị triển khai và quản lý dự án này, dưới sự phân công, giám sát của Hoàng Đức Education Group.

Bài toán mà Hoàng Đức phải giải chính là tập trung vào “Hỗ trợ và can thiệp tâm lý cho người khuyết tật và người thân”. Hoàng Đức Education Group đã chuẩn bị chu đáo và bắt đầu hành trình. Câu chuyện của Hoàng Đức đang làm không chỉ là một dự án mà còn là đóng góp vào sự phát triển nghề nghiệp, lĩnh vực sức khỏe tâm thần tại Việt Nam (đặc biệt dịch vụ sức khỏe tâm thần của người khuyết tật).

Tổng quan về Dự án Hòa nhập 3 (INCLUSION-3)

Được thực hiện trong giai đoạn từ 2021-2026, dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam Tây Ninh, Bình Phước và Đồng Nai” (Dự án Hòa nhập 3) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) viện trợ dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại, với tổng ngân sách 1.518,4 tỉ đồng. Khoản vốn đối ứng 75 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước dành cho chi đầu tư phát triển trung hạn, được phía Việt Nam bố trí cho các hoạt động liên quan của dự án. Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Quốc phòng, đơn vị đầu tư và chủ dự án là Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET).

Mục tiêu tổng quát của dự án tại tỉnh Tây Ninh là: Cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại tỉnh Tây Ninh với kết quả dự kiến 7.500 người khuyết tật được dự án hỗ trợ trực tiếp, trong đó, 75% (tương đương 5.625 người khuyết tật) sẽ cải thiện được các chỉ số chất lượng cuộc sống.

Tin và bài: Tấn Thành. Hình ảnh: Tuấn Anh

Tin hoạt động khác