[HDAP]  Ngày 21/03/2021, Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức phối hợp với Câu lạc bộ Nhà Tâm lý học trẻ ULSA2, khoa Tâm lý học, Trường Đại học Lao động – Xã hội CSII (ULSA2) tổ chức buổi tập huấn chuyên đề “Tổng quan về chẩn đoán và can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ”. Tham dự buổi hội thảo có sự tham dự của Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý, chủ nhiệm câu lạc bộ Nhà Tâm lý học trẻ ULSA2 và gần 200 sinh viên khoa Tâm lý học, Trường Đại học Lao động – Xã hội CSII (ULSA2).

Với nội dung chuyên đề diễn ra trong 01 ngày, ThS Nguyễn Công Bình, Phó giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức, chuyên viên Tâm lý học lâm sàng đã trao đổi cùng sinh viên các nội dung cơ bản về: Khái niệm Rối loạn phổ tự kỷ và các vấn đề liên quan; Chẩn đoán, đánh giá trẻ tự kỷ; Các phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ có chứng cứ khoa học.

Tại buổi tập huấn, ThS Nguyễn Công Bình đã chia sẻ cho các bạn sinh viên những kiến thức vô cùng hữu ích, dễ hiểu về các biểu hiện của trẻ tự kỷ bằng những video và hình ảnh minh họa sinh động và mang tính thực tế.

Ngoài các kiến thức về chẩn đoán, đánh giá phát triển và các phương pháp can thiệp có chứng cứ khoa học được chia sẻ trong buổi tập huấn. ThS Nguyễn Công Bình còn nhấn mạnh vai trò, giới hạn của chuyên viên tâm lý trong hoạt động đánh giá và can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

Trong ngày tập huấn, với những câu hỏi liên quan về trẻ tự kỷ và các vấn đề chẩn đoán, can thiệp cho trẻ tự kỷ từ các em sinh viên phần nào phản ánh mức độ quan tâm rất cao từ các em.

Kết thúc ngày tập huấn, đại diện Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý đã gửi lời cảm ơn và đánh giá cao những kiến thức và kinh nghiệm mà báo cáo viên đã mang lại cho các em sinh viên khoa Tâm lý, và thể hiện mong muốn được chia sẻ các chuyên đề khác về lĩnh vực tâm lý học ứng dụng nhiều hơn nữa.

Một số hình ảnh tại ngày tập huấn chuyên đề:

(Bài, ảnh: Ánh Tuyết)

Tin hoạt động khác