Họp nhóm liên ngành đánh giá và can thiệp với người khuyết tật tại cộng đồng
[HDAP] Ngày 14/3/2021 vừa qua, tại Biên Hoà, các nhà chuyên môn trong nhóm liên ngành gồm Tâm thần hoc, Tâm lý học lâm sàng, Âm ngữ trị liệu, Giáo dục đặc biệt, Vận động trị liệu, Hoạt động trị liệu, Tâm vận động, vật lý trị liệu/ phục hồi chức năng và Công tác xã hội thuộc Tổ chức VNAH Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức, Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức cùng nhau thảo luận chuyên môn về tiến trình đánh giá và can thiệp cho 14 trẻ em khuyết tật trí tuệ tại Định Quán, Đồng Nai. Đây là một trong các hoạt động thường niên mà Hoàng Đức và VNAH tổ chức nằm trong khuôn khổ dự án “Thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật” (Dự án DIRECT) do USAID tài trợ.
Thay mặt nhóm dự án thuộc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ tự kỷ Hoàng Đức, ThS Nguyễn Công Bình, nhà tâm lý lâm sàng đã trình bày tiến trình đánh giá, xây dựng chương trình và thực hành can thiệp cho 14 trẻ đang được quản lý tại Trung tâm VAVA, Định Quán. Các trường hợp được đánh giá và đang quản lý can thiệp đều là các trẻ có tình trạng đa tật (ngoài khuyết tật trí tuệ, kèm theo các khuyết tật khác). Mức độ trí tuệ của các bé đều ở mức rất nặng hoặc nặng, khả năng thích ứng hành vi kém và có nhiều khó khăn nên việc đánh giá và xây dựng chương trình nhiều khó khăn. Các chuyên viên tham dự cho rằng, các bé đều có khả năng vận động tinh kém, cần phải xây dựng các chương trình can thiệp chú ý đến lĩnh vực này. Ngoài ra, cần chú ý đến lĩnh vực giao tiếp và tiếp cận phương pháp AAC cho nhóm trẻ này là rả quan. Hơn thế, cần chú ý đến bối cảnh xã hội của trẻ, vì đa số gia đình của trẻ đều không có động cơ và năng lực tham gia vào tiến trình can thiệp, hỗ trợ của trẻ. Các trẻ đã lớn nên vấn đề giáo dục giới tính cũng cần phải chú ý đến trong các lĩnh vực can thiệp.
Kết luận buổi hội chẩn, TS Lê Minh Công cho rằng, trong tiến trình đánh giá, ngoài các dữ liệu định lượng trên cơ sở các công cụ đánh giá thì nhóm đánh giá cũng cần tham khảo các nguồn dữ liệu định tính từ các nhà chuyên môn khác của VNAH, từ cộng đồng và chính cha mẹ trẻ. Trong tiến trình can thiệp cần phải đa dạng hoá các lĩnh vực, thậm chí cần phải xem xét các lĩnh vực tâm thần/ tâm lý của trẻ như khả năng trẻ có loạn thần, trầm cảm, lo âu … hơn thế cần phải cùng hợp tác sâu hơn của nhóm liên ngành để cùng nhau giải quyết vấn đề của trẻ. Định hướng sẽ họp thảo luận 1 tháng 1 lần với nhóm liên ngành đã được xây dựng. Với phụ huynh và người nuôi dưỡng, cần phải thiết lập các dịch vụ hỗ trợ một cách chuyên nghiệp bao gồm nâng cao nhận thức, chăm sóc đời sống tinh thần/ tâm thần và đào tạo nâng cao năng lực làm việc với trẻ. TS Công cho rằng, việc xây dựng nhóm đa ngành luôn là mục tiêu mà Hoàng Đức tiến tới, đây có thể coi là mô hình chuẩn mực để hướng tới các dịch vụ cho trẻ rối loạn phát triển/ khuyết tật.
Một số hình ảnh của buổi hội chẩn:
Toàn cảnh buổi thảo luận/ hội chẩn
ThS Nguyễn Công Bình, đại diện nhóm dự án trình bày
ThS Nguyễn Công Bình, Phó giám đốc Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức
Các nhà chuyên môn tham gia thảo luận
TS Lê Minh Công điều hành phần thảo luận
Các nhà chuyên môn trong nhóm đa ngành thảo luận
(Bài, ảnh: Ánh Tuyết)
Tin hoạt động khác
- Hoàng Đức đào tạo về nhận diện các vấn đề sức khoẻ tâm thần và kỹ năng tham vấn tâm lý
- Hoàng Đức ký kết hợp tác cùng Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai
- khởi động Dự án hòa nhập III-b (INCLUSION III-b)
- Hoàng Đức triển khai hợp phần phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật tại Bạc Liêu
- Hôi Khoa học Tâm lý - Giáo dục tỉnh Đồng Nai Tổng kết hoạt động năm 2023
- Hoàng Đức trao tặng quà tết cho thân chủ dự án Hòa nhập 3 – Inclusion 3.
- Hoàng Đức tham gia tập huấn hơn 200 cán bộ chuyên môn Sở Lao động-TBXH tỉnh Tây Ninh